Đề bài: Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy.
Cách mở bài Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên 1:
Từ lâu, ánh trăng trong thơ đã đi vào thơ ca nhạc họa, khơi dậy nguồn cảm hứng bất tận. Nếu như trong ca dao xưa, vầng trăng là nơi hò hẹn, gửi gắm những tâm tư thầm kín của đôi lứa yêu nhau; Trong “Tĩnh dạ tự” của Lí Bạch đời Đường, nhà thơ nhìn vầng trăng soi mà thổn thức nỗi nhớ quê hương, thì đến “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, người đọc lại bắt gặp hình ảnh ánh trăng chất chứa một ý nghĩa triết lý sâu sắc, là đạo lý tốt đẹp ở đời, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung trong quá khứ. Bài thơ ra đời năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau ba năm đất nước hòa bình thống nhất.
Cách mở bài Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên 2:
“Ánh trăng” được viết năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày đất nước thống nhất. Tác phẩm là những suy ngẫm của tác giả về thái độ, lối sống của con người trước quá khứ gian khổ, vong ân bội nghĩa. Và những tâm tư đó được thể hiện qua hình ảnh vầng trăng đầy giá trị ý nghĩa.
Cách mở bài Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên 3:
Không biết từ bao giờ vầng trăng với ánh sáng bàng bạc của nó đã làm say lòng biết bao thi nhân. Trăng có khi là người bạn tâm tình, người bạn đồng hành trên những chặng đường hành quân, có khi nó chỉ đơn giản là vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên. Nguyễn Duy – thi sĩ “cơm bụi ca” – qua bài thơ “Ánh trăng” cũng đã đóng góp cho văn học một vầng trăng lạ, vầng trăng khiến người ta “giật mình”, vầng trăng hàm chứa chiều sâu của ý nghĩa.
Cách mở bài Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên 4:
Trăng – hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuất hiện trên trang thơ của các thi nhân qua các thời đại. Nếu “Tĩnh Dạ tự” của Lý Bạch miêu tả cảnh đêm trăng đẹp gợi nỗi nhớ quê hương thì “Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung, yêu thiên nhiên. Đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang một ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó là nguyên tắc “uống nước nhớ nguồn”.
Cách mở bài Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên 5:
Nguyễn Duy là nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông có những sáng tác nổi tiếng như: “Cây tre Việt Nam”, “Quà”, “Cát trắng”. Nhưng nói đến Nguyễn Duy ta không thể không nhắc đến “Ánh trăng” một bài thơ mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đoạn trích trên có ý nghĩa quan trọng trong bài thơ. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về hình ảnh vầng trăng.
Mục Lục Văn Mẫu | Văn học hay 9 theo từng phần:
Các bộ đề lớp 9 khác
Bạn thấy bài viết Top 5 cách mở bài Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên hay nhất có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Top 5 cách mở bài Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên hay nhất bên dưới để Blog Giới Trẻ có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: gioitre.biz của Blog Giới Trẻ
Nhớ để nguồn bài viết này: Top 5 cách mở bài Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên hay nhất của website gioitre.biz
Chuyên mục: Văn Học